Bài tập vật lý trị liệu phục hồi đứt dây chằng chéo trước hiệu quả
Phẫu thuật điều trị đứt dây chằng chéo trước là quá trình khó khăn và nguy hiểm. Tuy nhiên với những thiết bị công nghệ hiện đại ngày nay thì việc điều trị đứt dây chằng đã không còn là vấn đề quan ngại. Nhưng sự thành công của quá trình điều trị đứt dây chằng chéo trước chính là vật lý trị liệu. Quá trình tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng của khớp gối là quá trình tạo nên sự khác biệt trong quá trình điều trị giữa các bệnh nhân. Hãy cùng DrQuynh tìm hiểu những nguyên tắc, giai đoạn,… để có 1 bài tập vật lý trị liệu đứt dây chằng chéo trước hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến việc đứt dây chằng chéo trước
Đứt dây chằng chéo trước thường là tai nạn ở khớp gối xảy ra nhiều nhất. 70% là những chấn thương gián tiếp và 30% còn lại là ở những chấn thương trực tiếp. Sau đây là những nguyên nhân thường xảy ra nhất:
- Chấn thương trực tiếp thường là những tai nạn do giao thông, lao động hoặc té ngã từ trên cao,…
- Chấn thương gián tiếp thường xảy ra khi bạn đang chạy đột ngột rồi dừng lại và chuyển hướng khác nhanh chóng, xoay người sang bên khác đột ngột,…
Thường các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương của bạn (nặng hoặc nhẹ) để đưa yêu cầu điều trị tốt nhất. Có thể là điều trị bảo tồn không phẫu thuật hoặc điều trị bằng phẫu thuật.
Nếu những tai nạn của bạn quá nặng (đứt hoàn toàn và không có khả năng phục hồi) thì chắc chắn bạn phải điều trị bằng phẫu thuật. Và sau quá trình phẫu thuật bạn cần có thời gian tịnh dưỡng và tập vật lý trị liệu. Những điều đó sẽ khiến cho quá trình phục hồi của bạn tốt hơn và không gây ra biến chứng về sau.
Tìm hiểu thêm: Những tác nhân gây ra hiện tượng đứt dây chằng chéo trước là gì?
Những nguyên tắc cần biết khi tập vật lý trị liệu đứt dây chằng chéo trước
Khi bạn phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bạn được phép tập vật lý trị liệu sớm sau phẫu thuật. Việc tập vật lý trị liệu sẽ khiến cho khớp gối của bạn phục hồi nhanh chóng, lấy lại biên độ vận động như trước phẫu thuật, sức cơ phục hồi. Đồng thời việc này còn giúp cho cơ đùi không bị teo lại sau 1 thời gian không vận động.
Khi tập vật lý trị liệu bạn cần lưu ý kỹ từng giai đoạn. Vì bệnh nhân cần tập luyện bài tập đúng với bệnh tình và sức khỏe của chính bản thân họ.
Có 6 giai đoạn tập vật lý trị liệu bạn đứt dây chằng chéo trước bạn cần biết
Để giúp bệnh nhân thuận lợi hơn trong việc tập vật lý trị liệu. Các bác sĩ ở DrQuynh sẽ chia ra 6 giai đoạn sau đây để giúp bạn
Giai đoạn 1: Từ lúc mới phẫu thuật đến tuần thứ 2 sau phẫu thuật
Ở giai đoạn này, người bệnh nên tập theo bài tập dưới đây
- Nên mang nẹp bất động ở gối và để trong tư thế duỗi thẳng ngay cả khi nằm ngủ.
- Tập chuyển động xương bánh chè lên trong nhiều tư thế như lên trên xuống dưới và sang hai bên.
- Có thể tháo nẹp ra và hằng ngày để tập duỗi gối thụ động theo biên độ tăng dần (duỗi hết gối, gấp tối đa có thể đến 90 độ, thực hiện 3 đến 4 lần/ ngày)
- Tập gồng cơ đùi, các cơ cẳng chân trong nẹp
- Tập nâng bổng chân khi có nẹp ra khỏi mặt giường. Hoặc tập dạng, khép dần lại
- Băng chun và chườm đá cho vùng gối trong những ngày đầu sau phẫu thuật
Chú ý khi tập bệnh nhân nên tập thụ động sau đó mới chuyển qua tập chủ động. Và nên tập chủ động khi có sự hỗ trợ của người có chuyên môn không tự ý thực hiện những động tác khó khi không có người hỗ trợ.
Mục đích của việc tập luyện trong giai đoạn này là để gối duỗi thẳng được và có thể co gập lại 90 độ. Các cơ tứ đầu được khỏe mạnh. Tập được những bài tập này thì bệnh nhân có thể đi lại bình thường và vận động nhẹ được
Giai đoạn 2: Tập trong tuần thứ 3 và 4
Chú ý những bài tập sau đây
- Người bệnh có thể tiếp tục các bài tập gập gối và tăng dần cường độ, và đạt 120 độ trong tuần 4
- Tập cơ tứ đầu, cơ Hamstring với các bài tập như tập gấp, duỗi gối 1 cách chủ động có sức cản (tạ,…)
- Có thể tập đi xe đạp tại chỗ
- Nếu chân đã bắt đầu lành bạn có thể tập đi lại bằng nạng. Lúc này bệnh nhân vẫn đặt nẹp và duỗi thẳng gối khi tỳ chân
Mục đích của việc tập vật lý trị liệu trong giai đoạn 2 này là để gối có thể đạt được biên độ 120 độ. Và đứng được trên chân đã phẫu thuật. Giúp chân có thể chịu được áp lực của toàn bộ cơ thể như trước phẫu thuật. Nếu có tiến triển tốt chân có thể đi lại được mà không dùng nạng
Giai đoạn 3: bài tập này được tập trong tuần thứ 5 và 6
Chú ý những bài tập sau đây
- Bỏ nẹp gối từ giai đoạn này
- Tiếp tục tăng biên độ gối lên và sau tuần thứ 6 bệnh nhân phải gập được hết gối
- Tập nhún đùi trong tư thế xuống tấn. Duỗi dần gối từ 90 độ xuống 40 độ và ngược lại. Không cần tập quá sức khi chân mỏi có thể dừng
- Có thể tập di chuyển lên xuống ở cầu thang
- Tập nâng đùi với bao cát hoặc tạ nhẹ. Để gối gập 90 độ và tăng dần trong lượng bao cát hoặc tạ
- Bệnh nhân có thể chọn tập bơi trong giai đoạn này
Giai đoạn 4: những động tác sau đây được tập luyện từ tuần 7 đến tuần 10
- Tập luyện như bài tập nhưng những tuần trên nhưng tăng dần cường độ hết mức có thể
- Ở thời gian này bệnh nhân có thể chạy các bước nhỏ trên đường phẳng. Tập chạy tại chỗ hoặc trên máy đi bộ để làm quen dần với trọng lượng cơ thể
Giai đoạn 5: tập từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 20
- Tiếp tục tập những bài tập ở trên và tăng dần mức độ tập
- Tập chạy tăng tốc dần, chạy ngang hoặc chạy lên xuống cầu thang nhiều bậc.
- Tăng dần thời gian đứng tấn
Giai đoạn 6: tập khi ở tháng thứ 5 đến tháng thứ 6
Lúc này đây chân của bạn dần hồi phục chức năng như ban đầu. Bạn có thể hoạt động bình thường và chơi các môn thể thao nhẹ
Nguồn bài viết: Bài tập vật lý trị liệu phục hồi đứt dây chằng chéo trước hiệu quả
Xem bài viết gốc Bài tập vật lý trị liệu phục hồi đứt dây chằng chéo trước hiệu quả
tại đây https://drquynh.com/vat-ly-tri-lieu-dut-day-chang-cheo-truoc/
Nhận xét
Đăng nhận xét