Cảnh cáo về việc xem nhẹ đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm


Khớp gối (khớp bản lề) là khớp yếu nhất của cơ thể nhưng chức năng của chúng vô cùng quan trọng. Sự vững chắc khớp gối được đảm bảo bởi các yếu tố như cân cơ, dây chằng, bao khớp,… Trong đó, dây chằng luôn là thứ dễ tổn thương và chấn thương nhất. Vậy đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm là gì? Hiện tượng đó nguy hiểm đến mức nào? Hãy cùng DrQuynh tìm hiểu qua bài biết sau đây. 

Đứt dây chằng chéo trước là gì?

Đứt dây chằng chéo trước là hiện tượng đứt dây chằng chéo ở trung tâm các khớp gối. Bạn có thể là bị đứt, rách một phần hoặc đứt toàn bộ dây chằng tùy vào mức độ vận động các bạn. Khi bạn bị đứt dây chằng chéo trước bạn sẽ cảm thấy đau đớn và không thể nào có thể di chuyển như trước xem thêm.

Đứt dây chằng chéo trước là gì? Xem chi tiết tại đây nhé
Đứt dây chằng chéo trước là gì?

Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm

Hầu hết những người đứt dây chằng chéo trước đều có nguy cơ rách sụn chêm. Tuy nhiên, tình trạng rách sụn chêm khi mới xảy ra sẽ không bị phát hiện. Lúc ấy người bệnh vẫn đi lại, hoạt động bình thường và thậm chí có thể tập những bài tập thể thao mạnh liên quan đến chân, khớp gối. Nhưng cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện sau 2 đến 3 ngày rách sụn, đầu gối của người bệnh dần sưng lên. Dẫn đến vận động khó khăn, đau đớn, khó chịu vô cùng.

Những dấu hiệu để nhận biết và phát hiện kịp thời khi bị đứt dây chằng chéo trước, rách sụn chêm:

  • Có tiếng nổ khi sụn chêm bị rách
  • Khớp gối bị kẹt
  • Đầu gối đau và sưng lên so với bình thường
  • Khi vận động chân có tiếng lục cục trong khớp
  • Khó co duỗi khớp gối
  • Cảm nhận được những cơn đau nhức rõ rệt khi nhấn vào khớp gối
  • Vận động gặp khó khăn thường xuyên

Khi có những dấu hiệu nêu trên và đã từng điều trị đứt dây chằng chéo trước, bạn nên suy nghĩ đến vấn đề mình đã bị rách sụn chêm. Nên đến bệnh viện để kiểm tra trước khi quá muộn.

Đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm nguy hiểm như thế nào?

Đứt dây chằng chéo khớp bao gồm dây chằng chéo trước và sau. Trong đó, tỷ lệ đứt dây chằng chéo trước cao hơn so với đứt dây chằng chéo sau. Tình trạng đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm thường xảy ra trong quá trình người bệnh hoạt động thể thao, lao động hằng ngày hay bị tai nạn giao thông,…

Vậy, tại sao đứt dây chằng chéo trước, rách sụn chêm lại là nỗi sợ của nhiều bệnh nhân. Tình trạng đó nguy hiểm như thế nào?. Bạn hãy xem tiếp những biến chứng mà nó mang đến cho người bệnh.

Kẹt khớp dẫn đến đau nhức dữ dội ở khớp gối

Khi bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước và bị rách sụn chêm sẽ có cảm giác đau nhức từ bên trong. Đặc biệt, là khi người bệnh thực hiện các tư thế co duỗi chân, nghiêng trái phải,…

Những chấn thương đột ngột khi người bệnh hoạt động thể thao như bóng rổ, cầu lông, bóng đá,… hoặc tai nạn xe cộ, tai nạn lao động dễ gây ra tình trạng sưng đau không thể duỗi thẳng chân được, đi lại trong tư thế chân lúc nào cũng co,… Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị kẹp khớp. Những tình trạng kẹt khớp như vậy hầu hết do mảnh vụn chêm bị rách và kẹp giữ khớp gối gây nên tình trạng cấn, kẹt. Lúc này bệnh nhân sẽ rất khó trong vận động hay bị té và bước đi không còn vững nữa.

Cơ tứ đầu đùi bị teo

Tình trạng đau nhức khớp gối kéo dài do đứt dây chằng chéo trước, rách sụn chêm nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ rất dễ đứng trước nguy cơ bị teo cơ tứ đầu đùi. Nếu để tình trạng bệnh đến mức này người bệnh sẽ không đi lại được, không co duỗi chân được và rất khó khăn trong việc vận động, đi lại, sinh hoạt.

Hư khớp gối

Những chấn thương do dây chằng chéo trước bị đứt sẽ làm gối mất vững và sụn chêm bị hư hại nặng theo thời gian. Nếu sụn chêm bị hư hoàn toàn, bắt buộc phải cắt bỏ. Mất sụn chêm thì khớp gối của bạn sẽ nhanh chóng bị thoái hóa hoặc hư gối. Đối với những người trẻ tuổi phải tiến hành lấy bỏ sụn chêm sẽ dễ bị hư gối.

Tổn thương những bộ phận có liên quan

Theo những chuyên gia của Dr,quynh thì những tổn thương mà đứt dây chằng chéo trước, rách sụn chêm sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác như dây chằng chéo sau, phù tủy xương,… Không chỉ vậy có một số bệnh nhân sẽ bị đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng chéo trước gây ra tình trạng lỏng gối và hoàn toàn mất khả năng đi lại. Khi bạn hoặc người thân bị đứt dây chằng chéo trước nguy cơ thoái hóa khớp gối xảy ra rất cao.

Đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm nguy hiểm như thế nào?
Đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm nguy hiểm như thế nào?

Cách điều trị đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm

Người bệnh khi nghi bản thân bị đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm sẽ được kiểm tra bằng những phương pháp sau đây:

  • Chụp X – quang: Để quan sát hình ảnh khớp gối. Đánh giá đúng tình trạng xương khớp và sụn chêm hiện tại của bệnh nhân
  • Chụp cộng hưởng từ: Cho ra kết quả hình ảnh chuẩn xác nhất. Cụ thể chi tiết về vị trí, tình trạng tổn thương của sụn chêm của bạn
  • Nội soi: Quan sát khớp gối rõ ràng, nắm bắt chuẩn xác mức độ tổn thương của sụn chêm. Ngoài ra việc tổn thương ấy có ảnh hưởng đến các bộ phận cấu tạo khớp gối hay không

Dựa vào kết quả kiểm tra bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị bệnh hợp lý nhất.

  • Nếu miếng sụn rách lớn, nằm ở vùng có máu nuôi. Và độ tuổi của bệnh nhân còn trẻ thì bác sĩ sẽ yêu cầu làm nội soi khớp để khâu lại.
  • Nếu miếng rách lâu đã hư và hay nằm ở vùng không có máu nuôi. Độ tuổi bệnh nhân lớn có thể cắt bỏ một phần sụn chêm qua nội soi khớp. Phương pháp nội soi khớp có hiệu quả hơn so với việc mổ trong phẫu thuật cắt, khâu sụn chêm.

Những trường hợp đứt dây chằng chéo trước rách sụn chêm sau đây được chỉ định nội soi khớp.

  • Dây chằng khớp gối đã hoàn toàn bị đứt hoặc đứt 1 phần những gối mất cân bằng
  • Đã trải qua quá trình tập vật lý trị liệu, hồi phục chức năng nhưng đầu gối vẫn không ổn định lại như bình thường
  • Bệnh nhân có nhu cầu phải vận động khớp gối với tần suất cao (vận động viên, người thường xuyên chơi thể thao,…)
  • Đứt dây chằng chéo khớp gối dẫn đến các tổn thương thứ phát như rách sụn chêm và thoái hóa khớp.
  • Nếu dây chằng bị đứt khiến cho gối trở nên lỏng lẻo, thì phải kịp thời tái tạo dây chằng mới. Nếu không gối sẽ bị thoái hóa nhanh hơn. Mục đích của phẫu thuật nội soi khớp là giải quyết dứt điểm tình trạng lỏng gối, phục hồi lại chức năng của dây chằng chéo trước. Từ đó làm vững gối, giúp người bệnh sinh hoạt và chơi thể thao bình thường.
Bài viết này hữu ích?

Nguồn bài viết: Cảnh cáo về việc xem nhẹ đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm



Xem bài viết gốc Cảnh cáo về việc xem nhẹ đứt dây chằng chéo trước và rách sụn chêm
tại đây https://drquynh.com/dut-day-chang-cheo-truoc-va-rach-sun-chem/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp: Thật sự cấp bách!

Các xét nghiệm tầm soát ung thư sớm an toàn và hiệu quả!

Các xét nghiệm tầm soát ung thư: Thật sự cấp thiết!

Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi: Tầm quan trọng và địa chỉ uy tín

Hình ảnh X quang khớp vai bình thường và so sánh với X quang trật khớp vai

Bị đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua!

Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày – Xét nghiệm máu có đủ không?

Xét nghiệm tầm soát ung thư gan: Nên khám ở đâu?

Gout sưng mắt cá chân là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Gout

Hội Chứng Ống Cổ Tay: dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị