Nẹp xương đòn là gì? Gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp?


Nẹp xương đòn đang là một phương pháp điều trị gãy xương hiệu quả nhất hiện nay. Đặc biệt là điều trị cho các bệnh nhân gãy xương đòn. Nếu bạn là một bệnh nhân gãy xương đòn hoặc có người nhà gãy xương đòn. Thì bài viết hôm nay dành cho bạn.Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. nẹp xương đòn là gì, gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp? DrQuynh sẽ hỗ trợ và giải quyết những câu hỏi trên cho bạn.

Nẹp xương đòn là gì?

Nẹp xương đòn là một thủ thuật sử dụng các tấm kim loại và đinh vít để định vị và nắn chỉnh lại phần xương bị gãy. Đây là hình thức điều trị phổ biến, mang lại hiệu quả cực cao. Nhưng dù mang đến nhiều ưu điểm như thế nào thì điều trị nẹp xương đòn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những thông tin đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi sử dụng cách điều trị nẹp xương đòn.

Xem ngay chi tiết khái niệm về nẹp xương đòn là gì?
Nẹp xương đòn là gì?

Đinh nẹp được làm bằng chất liệu gì ?

Thông thường các loại nẹp được sử dụng điều trị gãy xương (gãy xương đòn) được làm bằng chất liệu Titan, thép không gỉ. Chúng có tác dụng cố định vết thương giúp xươngnhanh chóng liền. Nhưng khi bạn có sử dụng các loại nẹp vít thì cần phải tái khám sau mổ để bác sĩ đánh giá xem xương tiến triển thế nào, đã lành chưa và kiểm tra xem các vật liệu kết hợp xương này có đạt yêu cầu về vị trí, hiệu quả điều trị, kết hợp xương lại với nhau có tốt không.

Sau khi làm phẫu thuật dùng nẹp, các nẹp kim loại có thể để yên, không cần mổ lấy ra. Khi tháo nẹp phải dựa vào thành phần hợp kim cấu thành nẹp. Nhưng hầu hết các nẹp dùng cho xương đòn đều an toàn đối với cơ thể. Nếu bạn e ngại về vấn đề mổ lấy nẹp thì có thể sử dụng các dụng cụ bằng titan thuần không pha với các kim loại khác.

Trường hợp nào cần sử dụng nẹp xương đòn

Gãy xương đòn là 1 trong những chấn thương rất phổ biến. Tình trạng gãy xương đòn có thể xảy ra khi có lực tác động trực tiếp vào vai, té ngã với cánh tay dang rộng hoặc tai nạn xe cơ giới.

  • Trong hầu hết các trường hợp như gãy xương đòn, xương vai hoặc xương vùng cánh tay thường được điều trị bằng những biện pháp hỗ trợ để xương tự lành. Nhưng vẫn có những trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật. Có khá nhiều trường hợp phải cân nhắc phẫu thuật nẹp xương đòn như gãy xương di lệch nặng,…
  • Để có thể điều trị bằng nẹp xương đòn cần phải lưu ý những điều sau đây của bệnh nhân như: sức khỏe, độ tuổi, chức năng tổng thể và loại gãy xương.

Những trường hợp sau đây bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân phẫu thuật nẹp xương đòn:

  • Vết gãy từ 2cm trở lên, di lệch nhiều 100%
  • Gãy xương thành nhiều đoạn khác nhau
  • Gãy xương phức tạp (gây hở mô và da)
  • Gãy xương nghiêm trọng dẫn đến tổn thương các dây thần kinh, mạch máu. Thậm chí làm tăng nguy cơ tổn thương xương bả vai
  • Gãy đầu ngoài xương đòn

Gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp

Gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp? Câu hỏi này chắc chắn được rất nhiều người quan tâm. Theo nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành về xương đòn, thì thời gian tốt nhất để tháo nẹp là từ 2 đến 3 tháng. Lúc này người bệnh có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên không chỉ cẩn thận trong quá trình điều trị mà bạn cũng phải chú ý sau thời gian điều trị nẹp xương đòn nữa. Để không gây ra những chấn thương khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đây là những lưu ý mà các chuyên gia của DrQuynh muốn khuyên các bạn:

  • Nếu bạn cảm thấy quá đau có thể chườm đá vào chỗ ấy. Nhưng trước khi chườm, bạn nên bọc đá trong 1 tấm vải mỏng để tránh gây tổn thương đến các mô.
  • Chú ý mang túi hoặc dây đeo tay theo chỉ định của bác sĩ. Đừng chủ quan tháo ra, trừ khi bác sĩ xác định có thể ngưng sử dụng. Người bệnh có thể tháo túi đeo tay khi tắm, mặc quần áo tuy nhiên vẫn giữ 1 mức độ nhẹ nhàng và thận trọng nhất.
  • Trong 6 tuần sau khi phẫu thuật nẹp xương đòn không nâng vật nặng từ 2,5kg đổ lên
  • Trong đơn thuốc điều trị gãy xương đòn sẽ có một số loại thuốc giảm đau. Nhưng người bệnh phải sử dụng thuốc theo đúng quy định, đúng liều lượng bác sĩ yêu cầu. Để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
  • Không tự ý tháo chỉ khâu tại nhà, nên thực hiện chăm sóc vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nhớ lịch khám và tái khám định kỳ, chụp X – quang thích hợp để theo dõi quá trình lành của xương.
  • Nếu cơn đau xương đòn của bạn còn nghiêm trọng mãi không hết đau. Gây sưng tay, buồn nôn, sốt, tê liệt,… thì người bệnh cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Chi tiết thời gian gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp
Gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp

Những lưu ý trong thời gian nẹp xương đòn

Nên tuân thủ những điều sau trong quá trình nẹp xương đòn để có thể hồi phục cơ thể 1 cách tốt nhất. Hầu hết trong quá trình điều trị bằng nẹp xương đòn, người bị gãy xương được yêu cầu ngồi ghế nghiêng và được gây tê cục bộ.

  • Khi phẫu thuật bác sĩ sẽ sử dụng 1 tấm kim loại (thường là tấm titan) để kết nối vị trí đứt gãy và ổn định các mảnh vỡ của xương.
  • Điều quan trọng trong quá trình phẫu thuật là vị trí đặt các tấm kim loại. Vì đây chính là sự đảm bảo cho quá trình chữa lành vết thương của người bệnh, giúp cho mức độ phẫu thuật có độ chính xác.
  • Ngoài ra các tấm kim loại nẹp xương đòn phải được cố định sao cho người bệnh có thể vận động phù hợp và hỗ trợ quá trình hồi phục chức năng 1 cách nhanh chóng.
  • Trong 6 tuần sau khi được nẹp xương đòn người bệnh sẽ được đề nghị mang túi treo tay. Để định hình nẹp và xương của bệnh nhân.
Bài viết này hữu ích?

Nguồn bài viết: Nẹp xương đòn là gì? Gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp?



Xem bài viết gốc Nẹp xương đòn là gì? Gãy xương đòn bao lâu thì tháo nẹp?
tại đây https://drquynh.com/nep-xuong-don-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp: Thật sự cấp bách!

Các xét nghiệm tầm soát ung thư sớm an toàn và hiệu quả!

Các xét nghiệm tầm soát ung thư: Thật sự cấp thiết!

Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi: Tầm quan trọng và địa chỉ uy tín

Hình ảnh X quang khớp vai bình thường và so sánh với X quang trật khớp vai

Bị đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua!

Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày – Xét nghiệm máu có đủ không?

Xét nghiệm tầm soát ung thư gan: Nên khám ở đâu?

Gout sưng mắt cá chân là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Gout

Hội Chứng Ống Cổ Tay: dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị