Sự nguy hiểm tiềm ẩn khi gãy xương đòn di lệch bạn cần biết


Việc điều trị gãy xương đòn ngày nay đã dễ dàng và làm giảm nhẹ những cơn đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận trong quá trình điều trị sẽ khiến xương đòn bị di lệch. Một số bệnh nhân cho rằng trường hợp này không quá nguy hiểm. Sau đây Dr.quynh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về hiện tượng gãy xương đòn di lệch và những hậu quả mà nó mang lại.

Hiện tượng gãy xương đòn di lệch là gì?

Gãy xương đòn di lệch là hiện tượng người bệnh bị gãy xương đòn. Và trong thời gian điều trị, phục hồi thì không may xương đòn đã bị lệch khỏi vị trí trước đó. Nếu gặp phải trường hợp này bệnh sẽ trở nên nghiệm trọng và khó đoán hơn. Không điều trị và phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Nguyên nhân gãy xương đòn bị di lệch

Hãy chú ý những nguyên nhân sau đây để tránh tình trạng gãy xương đòn bị di lệch.

  • Nguyên nhân đầu tiên và thông thường xảy ra nhất là người bệnh quá chủ quan. Không cẩn thận trong quá trình điều trị. Hoạt động quá nhiều và đặc biệt là dùng sức bên cánh tay có xương đòn bị gãy. Phần xương đòn bị gãy của bạn có thể được bác sĩ điều chỉnh lại nhưng khi không chú ý sẽ tác động rất lớn đến nó. Và khiến nó bị lệch.
  • Do sai sót trong quá trình điều trị của bác sĩ phụ trách. Tuy nhiên trường hợp này rất ít khi xảy ra. Sai sót có thể xảy ra khi bệnh nhân bị gãy xương đòn và được bác sĩ tiến hành sơ cứu, cố định. Từ đó dẫn đến việc chỗ bị gãy của xương không khớp với nhau. Sau khi điều trị một thời gian người bệnh sẽ không bình phục được. Dần dần xương đòn sẽ lệch khỏi vị trí trước đó.

Xem thêm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị của bệnh gãy xương đòn tại đây.

Các dấu hiệu của bệnh gãy xương đòn di lệch

Có khá nhiều trường hợp di lệch xương đòn xảy ra. Nếu bạn muốn biết chi tiết cách điều trị đúng và kịp thời cho tình trạng của bạn. Thì phải xác định đúng độ lệch, điểm lệch của xương. Xem chi tiết ở ngay bên dưới.

  • Gãy ⅓ trong: Trường hợp này hiếm gặp, hầu như không bị di lệch
  • Gãy ⅓ ngoài: Trường hợp này ít bị di lệch, nếu không xảy ra tình trạng đứt dây chằng quạ đòn. Còn nếu bạn rơi vào trường hợp đứt dây chằng quạ đòn thì sẽ di lệch nhiều giống như hiện tượng trật khớp cùng đòn.
  • Gãy ⅓ giữa: Đây là trường hợp phổ biến nhất và thường xảy ra di lệch nhất.

gãy xương đòn di lệch

Tuy nhiên khi bạn bị di lệch nhiều thì sẽ càng dễ chẩn đoán, dễ phát hiện. Những đường gãy có thể ngang, chồng chéo, hay có mảnh thứ 3,…

  • Những kiểu di lệch thường gặp: chồng ngắn, sang bên. Thậm chí có nhiều trường hợp đầu gân bị kéo lên trên do cơ ức bị đòn chũm. Đầu xa sẽ bị kéo xuống phần dưới do các cơ ngực và delta. Thành phần dưới đòn đồng thời trọng lực cánh tay.

Không dừng lại ở đó người bị gãy xương đòn di lệch còn chịu nhiều tổn thương khác.

  • Tổn thương tại động, tĩnh mạch dưới đòn
  • Tổn thương ở đỉnh phổi. Gây ra hiện tượng tràn khí hoặc tràn máu màng phổi
  • Dẫn đến tình trạng gãy xương sườn, đặc biệt hơn là gãy ở xương sườn thứ nhất
  • Xương đòn di lệch sẽ chọc thủng da làm cho vết gãy xương hở
Những thông tin về dấu hiệu bị gãy xương đòn di lệch
Những dấu hiệu bị gãy xương đòn di lệch

Cách điều trị gãy xương đòn bị di lệch

Nếu bị gãy xương đòn di lệch bạn nên điều trị sớm để không gây ra những di chứng về sau. Có thể việc điều trị sẽ rất nguy hiểm, khó khăn rất nhiều lần so với lúc xương bị gãy. Nhưng nếu bạn từ bỏ thì không ai có thể giúp bạn cả.

Hãy làm theo những cách điều trị sau đây

  • Trường hợp gãy xương đòn di lệch nặng, phức tạp bạn phải tham gia phẫu thuật lại 1 lần nữa. Việc này khá nguy hiểm cũng khá mạo hiểm. Và nó sẽ gây những tổn hại không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh.
  • Nếu trường hợp di lệch của bạn nhẹ, không quá nghiêm trọng. Bác sĩ điều trị của bạn sẽ tiến hành cố định lại vết gãy. Áp dụng 1 số biện pháp khác tùy vào vị trí lệch, vị trí gãy trước đây của bạn.
  • Trong 1 trường hợp khác như đứt dây chằng tại ức đòn, di lệch lâu phát hiện trễ bạn cũng có thể tiến hành phẫu thuật lại.
  • Dựa vào độ di lệch để có thể tiến hành phẫu thuật. Nếu di lệch sang 1 bên quá một thân xương hay chông ngăn hơn 2cm sẽ tiến hành phẫu thuật.


Xem bài viết gốc Sự nguy hiểm tiềm ẩn khi gãy xương đòn di lệch bạn cần biết
tại đây https://drquynh.com/gay-xuong-don-di-lech/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp: Thật sự cấp bách!

Các xét nghiệm tầm soát ung thư sớm an toàn và hiệu quả!

Các xét nghiệm tầm soát ung thư: Thật sự cấp thiết!

Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi: Tầm quan trọng và địa chỉ uy tín

Hình ảnh X quang khớp vai bình thường và so sánh với X quang trật khớp vai

Bị đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua!

Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày – Xét nghiệm máu có đủ không?

Xét nghiệm tầm soát ung thư gan: Nên khám ở đâu?

Hội Chứng Ống Cổ Tay: dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

Gout sưng mắt cá chân là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Gout