Gãy barton là gì? Những thông tin cần biết

Gãy barton là một cụm từ còn quá xa lạ với những bệnh nhân gãy xương. Hiện nay, có quá ít thông tin về gãy barton được tìm thấy trên mạng xã hội. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy lo sợ khi rơi vào trường hợp gãy này. Những thông tin sau đây sẽ gãy giúp bạn có thêm kiến thức về gãy barton và đỡ lo lắng khi gặp phải trường hợp này.

Gãy barton là gì?

Gãy Barton là loại gãy đầu dưới quay hay gãy đầu xa xương quay, là phần xương quay ở phía cổ tay. Đôi khi người ta cũng gọi là gãy Barton kiểu lưng để phân biệt với kiểu gãy Barton ngược, hay là Barton lòng. Gãy Barton là gãy được định nghĩa đường gãy kéo dài từ mặt lưng đến mặt khớp cổ tay. Thường có liên quan đến bán trật khớp hay trật khớp  cổ tay quay.

Gãy Barton lưng
Gãy Barton lưng

Điều trị đối với loại gãy Barton

Đối với loại Gãy Barton chỉ định phẫu thuật thường được đặt ra. Lí do là vì loại gãy này gây mất vững khớp cổ tay, việc cố định bằng bột khó có thể giữ vững khớp. Tuy nhiên cần phải dựa vào tình trạng bệnh nhân, phẫu thuật cố định mảnh gãy không được ưu tiên ở những bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh lý nặng nề. Những bệnh nhân này có thể điều trị bảo tồn ( tức là không mổ) bằng cách bó bột hay mang nẹp.

Biến chứng nếu không điều trị đúng

Đối với các loại gãy đầu xa xương quay. Biến chứng thường gặp là gây biến dạng vùng cổ tay, mà một trong các biến chứng thường gặp nhất là hội chứng ống cổ tay ( triệu chứng tê, dị cảm các đầu ngón tay). Hạn chế vận động và cứng khớp cổ tay.

Một số loại gãy xương liên quan đến gãy xương Barton

Gãy đầu dưới xương quay 

Gãy đầu dưới xương quay là một trong những chấn thương xương chi trên thường gặp nhất. Chủ yếu do té ngã ở tư thế chống bàn tay duỗi hết mức, mặt đất và sức nặng cơ thể tác động lực lớn đè ép đầu dưới xương quay, thường gặp ở người lớn tuổi. Đây cũng được coi là một trong những loại gãy xương liên quan đến gãy xương barton.

Các kiểu gãy đầu xa xương quay thường gặp
Các kiểu gãy đầu xa xương quay thường gặp

Tổn thương này thường xảy ra ở người cao tuổi. Có thể là do các bệnh lý về xương sau đây:

  • Giòn xương
  • Loãng xương
  • U xương 
  • Một số bệnh lý khác như tiểu đường, hay việc lạm dụng corticoid để điều trị bệnh…

Phân loại gãy đầu dưới xương quay:

  • Gãy duỗi: Kiểu gãy này là do lúc té đã chống tay hoặc cổ tay xuống đất. Đại diện cho nhóm này là Pouteau – Colles. Đoạn gãy xa di lệch về phía trên, ra sau và thậm chí là ra ngoài.
  • Gãy gấp: Kiểu gãy này là khi tá đã chống tay cổ tay gấp. Kiểu gãy này thường ít gặp và ít xảy ra. Đại diện cho nhóm này là Goyrand-Smith. Đoạn gãy xa di lệch về phía trên, ra sau và ra ngoài.

Nếu phân chia theo vị trí gãy bạn sẽ thấy:

  • Gãy ngoài khớp 
  • Gãy thấu khớp (bao gồm các loại như gãy bờ khớp trước, gãy mỏm trâm).

Gãy Pouteau- Colles và Goyrand – Smith là những kiểu gãy xương ngoài ngoài khớp với đường gãy đơn giản. Nếu như đường gãy phức tạp, nhiều mảnh thì không được xếp vào loại gãy trên. Như Dr.quynh đã đề cập ở trước thì gãy đầu dưới xương quay cũng là một trong những trường hợp gãy barton. Nếu một mảnh của bờ khớp trước bị gãy di lệch lên trên, và làm cho trật khớp cổ tay ra trước thì đây chính là kiểu gãy barton. Kiểu gãy này là một trong những kiểu gãy khó điều trị và mang tính nguy hiểm cao.

Gãy xương vùng cẳng tay

Gãy thân 2 xương cẳng tay là gãy đoạn thân xương có màng liên cốt bám, nghĩa là vào khoảng 2cm dưới mấu nhị đầu (xương quay) và trên nếp gấp cổ tay 5cm. Đây cũng được xem là một trong những trường hợp gãy barton thường gặp.  Gãy hai xương cẳng tay chiếm 15 đến 20% các gãy xương ở vùng cẳng tay. Loại gãy xương này xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi. Là loại gãy xương có di lệch tương đối phức tạp, nhất là gãy ⅓ trên nắn chỉnh hình khó khăn. Phân loại gãy xương vùng cẳng tay thường là phân loại của AO:

  • Nhóm A gãy xương quay, xương trụ với đường gãy ngang hoặc chéo.
  • Nhóm B gãy xương quay, xương trụ với đường gãy có mảnh hình chêm. Nhóm C gãy xương quay, xương trụ với đường gãy phức tạp nát và nhiều tầng.
  • Gãy thân 2 xương cẳng tay là gãy đoạn thân xương có màng liên cốt bám, nghĩa là vào khoảng 2cm dưới mấu nhị đầu (xương quay) và trên nếp gấp cổ tay 5cm.

 Đăng kí khám Gãy xương ở đâu?

DrQuynh – Bác sĩ chuyên khoa Chỉnh Hình Cơ xương khớp. ✅ Bác sĩ hợp tác tại các Bệnh viện lớn ở TPHCM. Đăng kí khám và phẫu thuật tại BV Nam Sài Gòn, BV Hồng Đức, BV Tân Hưng….

Vẫn còn thắc mắc – Nhận tư vấn miễn phí từ Bác sĩ:
Chat miễn phí với BS
5/5 - (2 bình chọn)

Nguồn bài viết: Gãy barton là gì? Những thông tin cần biết



Xem bài viết gốc Gãy barton là gì? Những thông tin cần biết
tại đây https://drquynh.com/gay-barton-dinh-nghia-dieu-tri-chi-dinh-mo-drquynh/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp: Thật sự cấp bách!

Các xét nghiệm tầm soát ung thư sớm an toàn và hiệu quả!

Các xét nghiệm tầm soát ung thư: Thật sự cấp thiết!

Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi: Tầm quan trọng và địa chỉ uy tín

Hình ảnh X quang khớp vai bình thường và so sánh với X quang trật khớp vai

Bị đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua!

Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày – Xét nghiệm máu có đủ không?

Xét nghiệm tầm soát ung thư gan: Nên khám ở đâu?

Gout sưng mắt cá chân là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Gout

Hội Chứng Ống Cổ Tay: dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị