HIV lây nhiễm qua đường máu. Thế lượng máu đủ để lây nhiễm HIV là bao nhiêu?

Kể từ ngày ca nhiễm HIV đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam thì nước ta vẫn đang từng bước trên hành trình đi đến mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV đến năm 2030. Tuy nhiên thì tỷ lệ lây truyền dịch những năm gần đây đã có sự thay đổi trong các hành vi nguy cơ. Những ai có nguy cơ bị lây nhiễm HIV? Cùng với Phòng khám Bạch Lê Gia tìm hiểu lượng máu đủ để lây nhiễm HIV.

Bệnh HIV nguy hiểm nhưng không dễ dàng bị lây nhiễm

Theo Cục Phòng chống HIV AIDS thuộc Bộ Y tế thì tỷ lệ nhiễm ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) ngày càng tăng, chủ yếu ở những người trẻ tuổi. Còn nhóm nghiện chích ma túy hiện đang giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu vì quan hệ tình dục không an toàn như ít hoặc không dùng bao cao su,quan hệ với nhiều bạn tình, sử dụng các chất kích thích trước và trong khi quan hệ,. MSM hiện là nhóm đang được cảnh báo là một trong những nhóm có nguy cơ cao của dịch HIV tại Việt Nam bên cạnh nhóm người chuyển giới nữ,phụ nữ bán dâm, người tiêm chích ma túy. Ngoài ra, các nhóm có nguy cơ thấp như nhóm vợ ,chồng hoặc bạn tình của người mang HIV vẫn tồn đọng nhiều nguy cơ có thể lây nhiễm do khó tiếp cận với các dịch vụ xét nghiệm HIV và can thiệp dự phòng.

Lượng máu đủ để lây nhiễm HIV
Lượng máu đủ để lây nhiễm HIV

Lây nhiễm HIV qua đường máu là như thế nào?

Virus HIV có nhiều trong máu, các chế phẩm của máu, cũng như trong các thành phần của máu như hồng cầu, huyết tương, tiểu cầu, các yếu tố đông máu. Do đó, HIV có thể lây truyền qua đường máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV, nguy cơ xuất hiện trong những hành vi dưới đây :

  • Tiêm chích ma túy
  • Truyền máu hoặc các chế phẩm của máu mà không được sàng lọc kỹ.
  • Dùng chung vật dụng sắc nhọn ( ví dụ dụng cụ xăm mình, kim tiêm, kim châm cứu, các dụng cụ xăm lông mi, xăm mày, lưỡi dao cạo râu..)
  • Dùng chung hoặc sử dụng khi chưa được tiệt khuẩn đúng cách các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh… có xuyên cắt qua da như dao, kéo,..
  • Lây truyền qua các vật dụng dính máu của người hiv như chung bàn chải đánh răng.
  • Lây truyền qua các tiếp xúc trực tiếp với máu ở khác như là bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở, xây xát chảy máu.
  • Lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm của máu hoặc ghép các mô, các tạng bị nhiễm HIV không được tiệt trùng đúng cách.

Lượng máu đủ để lây nhiễm HIV là bao nhiêu ml?

Không có số lượng cụ thể để phân biệt lượng máu đủ để lây nhiễm HIV. Mà khi tiếp xúc giữa máu của người nhiễm HIV với máu của nạn nhân thì khả năng phơi nhiễm sẽ rất là cao.

Thứ nhất, HIV không lây qua tiếp xúc giữa máu với các vùng da nguyên vẹn, mà chỉ lây qua vết thương hở chảy máu. Đối với các vết thương đã liền da non, được kể là vùng da nguyên vẹn, lớp da này tuy nhìn mỏng manh và “yếu ớt” nhưng đã phủ kín vết thương và đủ sức để bảo vệ trước các nhiễm trùng từ bên ngoài. Sau khi sơ cứu xong, em chỉ cần rửa sạch lớp máu trên da bằng nước sạch và xà phòng là yên tâm không lây bệnh .

Thứ hai, dịch HIV ở nước ta hiệ nay vẫn tập trung trên nhóm nguy cơ cao bao gồm mại dâm,nam quan hệ đồng giới, tiêm chích ma túy. Ba nhóm này có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn hẳn dân số chung. Mặc dù không thể khẳng định 100%, nhưng khả năng mắc bệnh thấp, tương ứng với tỷ lệ nhiễm trong dân số chung chỉ là 0,3-0,4%. 

Xét về phương diện lây qua tiếp xúc với máu khác như viêm gan siêu vi B, C, khả năng lây của chúng cao hơn HIV.. Đặc biệt, hiện nay, viêm gan siêu vi B đã có thể chủng ngừa bằng loại vắc xin với hiệu quả bảo vệ rất cao nếu tiêm chủng đúng cách và đủ liều.

Nếu virus HIV xâm nhập vào trong cơ thể thì như thế nào?

HIV là một loại virus có khả năng tấn công và phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó tấn công và xâm chiếm các tế bào bạch cầu có tên CD4, rồi sản sinh ra hàng trăm hàng nghìn bản sao và phá hủy tế bào gốc. Những bản sao vi-rút HIV này sau đó đi vào hệ tuần hoàn và tiếp tục nhân lên. Cứ thế, số lượng virus trong cơ thể tăng rất nhanh trong khi số lượng tế bào CD4 bị giảm xuống đáng kể. Khi đó, sức đề kháng sẽ bị thiếu hụt khiến ta dễ mắc các bệnh và sức khỏe ngày càng suy yếu đi. Đồng thời, nguy cơ lây truyền virus sang cho người khác cũng sẽ tăng theo do tải lượng virus HIV trong máu cao, đặc biệt trong thời kỳ “cửa sổ”.

Vậy thời kỳ “cửa sổ” là gì?

Một người nhiễm bị HIV thường sẽ mất từ 3 đến 6 tháng để cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại các vi-rút. Nếu làm xét nghiệm trong khoảng thời gian từ lúc virus có khả năng xâm nhập trước khi cơ thể sản sinh đủ khối lượng kháng thể (tức là chưa đủ 3 tháng tính từ lúc có nguy cơ) thì kết quả có thể sẽ là âm tính, trong khi người đó đã bị nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, người nhiễm rất dễ lây truyền virus HIV cho người khác dù kết quả xét nghiệm kháng thể là âm tính. Đây được gọi là thời kỳ cửa sổ mà bạn đang tìm hiểu.

Nếu virus HIV xâm nhập vào trong cơ thể thì như thế nào?
Nếu virus HIV xâm nhập vào trong cơ thể thì như thế nào?

Trong trường hợp, nếu bạn thấy có nguy cơ bị lây nhiễm HIV và cho rằng bản thân đang trong thời kỳ “cửa sổ” đó, bạn nên làm xét nghiệm lại để khẳng định chắc chắn tình trạng nhiễm HIV của mình là có hay không.

Tổng Kết

Tóm lại, dù đại dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đang có xu hướng giảm đi nhưng vẫn chưa đảm bảo được tính bền vững, đâu đó vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu nền y tế không có các biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả. Để xác định khả năng mình bị có lây nhiễm hay không , bạn có thể xét nghiệm máu để kiểm tra và nhận kết quả chính xác nhất.

Bài viết này hữu ích?

Nguồn bài viết: HIV lây nhiễm qua đường máu. Thế lượng máu đủ để lây nhiễm HIV là bao nhiêu?



Xem bài viết gốc HIV lây nhiễm qua đường máu. Thế lượng máu đủ để lây nhiễm HIV là bao nhiêu?
tại đây https://drquynh.com/luong-mau-du-de-lay-nhiem-hiv/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp: Thật sự cấp bách!

Các xét nghiệm tầm soát ung thư sớm an toàn và hiệu quả!

Các xét nghiệm tầm soát ung thư: Thật sự cấp thiết!

Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi: Tầm quan trọng và địa chỉ uy tín

Hình ảnh X quang khớp vai bình thường và so sánh với X quang trật khớp vai

Bị đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua!

Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày – Xét nghiệm máu có đủ không?

Xét nghiệm tầm soát ung thư gan: Nên khám ở đâu?

Gout sưng mắt cá chân là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Gout

Hội Chứng Ống Cổ Tay: dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị