Mọi thứ cần biết về Gãy xương bả vai

ĐẠI CƯƠNG

  • Chiếm 3 – 5% gãy xương vùng vai
  • Hầu hết là chấn thương năng lượng cao
  • Thường có tổn thương phối hợp ( 90% gãy xương bả vai có tổn thương phối hợp)
  • Hầu hết được điều trị bảo tổn
  • Điều trị phẫu thuật: gãy ổ chảo, gãy mỏm cùng vai, gãy thân xương bả vai di lệch nhiều
hình ảnh gãy xương vai
hình ảnh gãy xương vai

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN GÃY XƯƠNG BẢ VAI

LÂM SÀNG

  • Chấn thương năng lượng cao
  • Sưng đau, bầm máu, biến dạng vùng vai
  • Cánh tay áp vào thân mình
  • Khó thở: nếu có tràn dịch, tràn khí kèm theo

CẬN LÂM SÀNG

  • Xquang vai tư thế thẳng (AP view), tư thế bên ( Lateral view), tư thế nách ( Axillary view)
  • Xquang phổi thẳng ( gãy xương sườn, TDMP,…)
  • CT Scan tái tạo 3 chiều

PHÂN ĐỘ

Theo Dravkovic và Damholt chia làm 3 type:

  • Type I: gãy thân xương bả vai
  • Type II: gãy các mỏm xương (mỏm quạ, mỏm cùng)
  • Type III: gãy góc trên: cổ, ổ chảo xương bả vai

CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT

  • GÃY Ổ CHẢO
    • Di lệch > 4mm
    • Bán trật, mất tương thích khớp vai
  • GẪY THÂN XƯƠNG BẢ VAI (Theo Cole và cộng sự):
    • Gãy thân xương bả vai di lệch > 2mm ( Lateralization)
    • Gập góc thân xương >45 độ trên Y view
    • Góc cổ thân <22 độ
    • Gãy thân xương bả vai kèm gãy xương đòn hoặc phức hợp mỏm cùng – xương đòn

CHỐNG CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT

  • Sốc chấn thương
  • Có tổn thương kèm theo như: chấn thương cột sống cổ, dập phổi, tràn khí tràn dịch màng phổi

QUY TRÌNH PHẪU THUẬT

CHUẨN BỊ

  • DỤNG CỤ:
    • Bộ dụng cụ kết hợp xương cho chi trên
    • Bộ nẹp vít khoá mắt xích, đầu dưới xương quay vít xốp
  • NGƯỜI BỆNH:
    • Được giải thích đầy đủ về cuộc phẫu thuật gãy xương bả vai, tai biến, biến chứng có thể gặp trong và sau phẫu thuật  ( tổn thương thần kinh quay, khớp giả, tai biến do gây tê đám rối,…) Nhịn ăn trước 6 giờ
  • HỒ SƠ:
    • Ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám hội chẩn, giải thích cho người bệnh và gia đình

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHẪU THUẬT

VÔ CẢM

Mê NKQ

TƯ THẾ BỆNH NHÂN

  • Nằm nghiêng nếu đường mổ phía sau
  • Nằm ngửa nếu đường mổ phía trước

ĐƯỜNG MỔ

  • Judet
  • Đường Delta ngực

KỸ THUẬT

  • Bộc lộ ổ gãy
  • Làm sạch ổ gãy
  • Cố định tạm bằng Kirschner
  • Nắn KHX bằng nẹp vít (gãy thân xương), vít xốp, vít xốp rỗng (gãy ổ chảo), phương pháp néo ép, nẹp vít (gãy mỏm cùng)

THEO DÕI SAU MỔ

  • Bất động sau mổ: đai vai chi trên, Desault,… từ 1 đến 3 tuần
  • Tập vận động khớp vai có trợ giúp sau 3 tuần
  • Tập có kháng lực khi Xquang thấy đã lành xương

Xem thêm: Làm sao biết xương đang lành

phác đồ điều trị gãy xương bả vai
phác đồ điều trị gãy xương bả vai
5/5 - (1 bình chọn)

Nguồn bài viết: Mọi thứ cần biết về Gãy xương bả vai



Xem bài viết gốc Mọi thứ cần biết về Gãy xương bả vai
tại đây https://drquynh.com/moi-thu-can-biet-ve-gay-xuong-ba-vai/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp: Thật sự cấp bách!

Các xét nghiệm tầm soát ung thư sớm an toàn và hiệu quả!

Các xét nghiệm tầm soát ung thư: Thật sự cấp thiết!

Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi: Tầm quan trọng và địa chỉ uy tín

Hình ảnh X quang khớp vai bình thường và so sánh với X quang trật khớp vai

Bị đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua!

Xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày – Xét nghiệm máu có đủ không?

Xét nghiệm tầm soát ung thư gan: Nên khám ở đâu?

Gout sưng mắt cá chân là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh Gout

Hội Chứng Ống Cổ Tay: dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị