Bị đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua!
Đứt dây chằng chéo trước đầu gối là tình trạng thường xảy ra đối với một số người vận động chân quá sức như: Các vận động viên thể thao, các cầu thủ bóng đá và người bị tai nạn lao động,…Bệnh này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn để lâu không điều trị. Có lẽ bạn không biết mình bị đứt dây chằng?.
Sau đây, DrQuynh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về nguyên nhân, dấu hiệu và các cách điều trị của đứt dây chằng đầu gối.
Đứt dây chằng chéo trước: nguyên nhân – dấu hiệu – biến chứng
Đứt dây chằng chéo trước là hiện tượng đứt dây chằng chéo ở trung tâm khớp gối. Có thể là bị đứt, rách một phần hoặc đứt toàn bộ dây chằng tùy vào mức độ vận động các bạn. Khi bị đứt người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và không thể di chuyển như trước.
Nguyên nhân bị đứt dây chằng
Nguyên nhân thông thường sẽ đến từ 2 yếu tố trực tiếp và gián tiếp:
Trực tiếp: Nguyên nhân này chiếm tỉ lệ thấp (<30%). Lý do bị đứt dây chằng chủ yếu là do va chạm mạnh trực tiếp vào vùng khớp gối gây, thường gặp trong các trường hợp như: Bóng đá, bóng rổ,…hoặc là do tai nạn giao thông.
Gián tiếp: Nguyên nhân này chiếm tỉ lệ cao (>70%). Lý do chủ đạo thường do chấn thương khi chơi các môn thể thao, hay đang chạy rồi chuyển hướng đột ngột trong khi bàn chân đang giữ nguyên. Hoặc khi nhảy lên và tiếp đất không đúng cách.
Dấu hiệu triệu chứng khi bị đứt dây chằng chéo trước
Người bị đứt dây chằng chéo trước đều có các biểu hiện đặc trưng sau:
- Người bệnh có thể nghe tiếng “Rắc” sau khi chấn thương. Sau đó, kéo theo một số dấu hiệu như: Sưng gối, vận động cảm thấy đau nhức,..hiện tượng nảy sẽ tự lành sau một vài tuần.
- Đau nhức là tình trạng không thể tránh khỏi khi bị đứt dây chằng chéo trước.
- Lỏng gối: Người bệnh sẽ có cảm giác đi lại khó, chân yếu, chân bị lỏng gối khó khăn trong việc đứng lên. Hơn thế nữa là bị té ngã khi chạy nhanh hoặc leo cầu thang bộ.
- Teo cơ: Đùi và khớp gối bên vết thương sẽ nhỏ dần so với bên còn lại. Triệu chứng này xuất hiện khá muộn bởi vì tình trạng khớp gối lúc này đã bị lỏng do lâu ngày không vận động.
Hậu quả khi bị đứt dây chằng chéo trước
Đứt dây chằng chéo trước là tình trạng khá phổ biến ở thời điểm hiện nay. Hội chứng này sẽ khiến người bệnh sẽ không thể thực hiện được các động tác đi lại từ đơn giản đến phức tạp trong sinh hoạt hằng ngay một người bình thường.
Hơn thế nữa, nếu bạn để lâu thì sẽ gây tổn thương lên các bộ phận khác liên quan đến đầu gối như: rách sụn chêm, giãn các dây chằng khác, thoái hóa khớp,….
Khi người bệnh bị đứt dây chằng trước kéo dài sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Do đó, chúng tôi đã liệt kê một số dấu hiệu ở bên dưới nhằm giúp các bạn tránh để bệnh quá lâu
Điều trị đứt dây chằng chéo trước đầu gối bằng cách nào
Hiện nay, các nền y học hàng đầu trên thế giới cũng như là Việt Nam đã và đang tích cực tìm ra các phương pháp điều trị bệnh đứt dây chằng đầu gối một cách tốt nhất. Trong đó, có 2 cách nổi bật đó là phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi.
- Nội soi là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay được sử dụng để điều trị. Thông qua các ống soi đưa và vào khớp gối. Bác sĩ sẽ quan sát các tổn thương bên trong của đầu gối: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, sụn chêm trong, sụn chêm ngoài, mặt khớp… Các tổn thương sẽ được hiển thị ra màn hình. Các tổn thương có thể thấy trên màn hình nội soi là:
- Đứt dây chằng chéo trước bán phần ( một phần) hay hoàn toàn: dây chằng chéo có thể bị tiêu đi có khi chỉ còn lại dấu tích của nơi bám dây chằng ở đầu xương chày và đầu xương đùi
- Có đứt dây chằng chéo sau kèm theo hay không? Đối với chấn thương đầu gối nặng thì đứt hoàn toàn cả chéo trước và chéo sau là rất dễ xảy ra. Dẫn đến biến chứng trật khớp gối.
- Có rách sụn chêm bên trong hay bên ngoài hay không? Việc xác định rõ sự nguyên vẹn của sụn chêm đặc biệt quan trọng vì sụn chêm là cơ quan giúp nâng đỡ bên trong khớp gối. Sụn chêm bị rách khiến việc đi lại của bệnh nhân sẽ khó khăn. Thường gây đau hay lục cục trong khớp gối khi di chuyển. Biến chứng thoái hoá mặt khớp sớm sau này
- Mặt khớp gối có còn toàn vẹn hay không? Mặt khớp có sụn khớp tiết ra chất nhầy khớp, mặt khớp trơn láng. Phối hợp với các dây chằng chéo trước chéo sau giúp cho gối vận động trơn tru và dễ dàng. Khi mặt khớp bị hư khiến đi lại gây đau, lâu dần thoái hoá khớp gối nặng làm mất chức năng của chân đó ( không đi lại được nữa)
- Việc điều trị sẽ tuỳ thuộc vào các tổn thương ở trong khớp gối: đứt dây chằng sẽ được khâu nối hoặc tái tạo mới bằng gân tự thân hoặc gân nhân tạo. Rách sụn chêm sẽ được cắt lọc và khâu lại. Mặt khớp hư bong tróc có thể được cắt lọc và khoan kích tuỷ, hay ghép sụn… Tuỳ vào kích thước của mảnh sụn bong tróc của mặt khớp gối.
- Phương pháp mổ mở: hiện nay ít được dùng, chỉ áp dụng khi tổn thương nhiều dây chằng như: đứt hoàn toàn chéo trước, chéo sau, dây chằng bên trong, bên ngoài.
Tùy vào thể trạng sức khỏe của mỗi người mà các bác sĩ, chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp mổ phù hợp. Việc khám và điều trị từ Bác sĩ luôn luôn đồng hành với việc tư vấn cho bệnh nhân. Các can thiệp trên bệnh nhân luôn được giải thích kĩ để bệnh nhân kí cam kết điều trị. Vì thủ thuật phẫu thuật nào cũng luôn có các nguy cơ biến chứng. Nên bệnh nhân cần kí cam kết đồng ý điều trị và đồng ý với chi phí điều trị. Nhất là chi phí mổ đứt dây chằng chéo trước thường là cao hơn nhiều so với các kĩ thuật điều trị khác.
TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua nếu bị đứt dây chằng đầu gối
Bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước hay chéo sau thường vẫn có thể đi lại được. Nhưng thường than phiền về việc đi lại khó khăn khi bước lên cầu thang, cảm giác bước hụt, chân bước không thật. Đi lại dễ té ngã, đặc biệt là khi chạy sẽ rất khó khăn, dễ té ngã.
Nhưng đôi khi đối với bệnh nhân trẻ tuổi, cơ bắp, vận động thể thao thì triệu chứng có thể khó phát hiện mặc dù gối đã rất lỏng lẻo. Lí do vì những bệnh nhân này có cơ tứ đầu đùi rất to, chắc, khoẻ. Bù trừ lại và hỗ trợ khớp gối vận động trơn tru. Nên bệnh nhân thường không để ý tới. Đặc biệt những bệnh nhân này thường khai tiền sử có chấn thưỡng đầu gối với tiếng rắc ở trong đầu gối khi chấn thương. Đau trong một thời gian ngắn nhưng sau đó thì hết đau. Các bệnh nhân này thường để lâu khó phát hiện. Nếu đến trễ có thể bị thoái hoá khớp gối nặng, hư mặt khớp và teo cơ đùi.
- Tình trạng lỏng lẻo của khớp gối tăng dần và dẫn đến việc tổn thương sụn chêm. Theo thống kê của Dr.Quynh tỉ lệ người bị rách sụn ngay sau thời điểm đứt dây chằng chéo trước chiếm đến ⅓.
- Lớp sụn đầu gối thường bị tổn thương sau khi khớp gối bị rách hoặc đứt. Dù già hay trẻ thì tình trạng này sẽ làm gia tăng tốc độ tiến triển thoái hóa khớp gối của người bệnh.
Xem thêm chi tiết ở link bài viết phía dưới bình luận
Đứt dây chằng chéo trước là có nhiều mức độ từ nhẹ là đứt 1 phần hay nặng là đứt rời 2 đầu dây chằng chéo trước. Nếu 2 đầu đứt vẫn còn dính với nhau thì khả năng lành còn tốt. Nhưng nếu đã đứt rời 2 đầu dây chằng với nhau thì khả năng lành gần như không thể. Xem thêm chi tiết ở link bài viết phía dưới bình luận
Chỉ định mổ dây chằng chéo trước trong các trường hợp sau:
- Dây chằng chéo đã đứt hoàn toàn hoặc đứt 1 phần nhưng không còn khả năng đứng vững nữa.
- Đã trải qua quá trình tập phục hồi chức năng nhưng đầu gối không có dấu hiệu hồi phục
- Có nhu cầu vận động cao khớp gối
- Có teo yếu các cơ đùi hay cẳng chân do khớp gối lỏng lẻo, đau gối
Xem thêm chi tiết ở link bài viết phía dưới bình luận
Bệnh viện Trưng Vương và Bệnh viện Nam Sài Gòn với đội ngũ Bác sĩ Chuyên gia về Chỉnh Hình – Y Học Thể Thao được đào tạo chuyên sâu. Với hàng trăm đến cả ngàn ca mỗi năm được phẫu thuật tại BV. Tất cả đều hồi phục tốt và lấy lại được chức năng khớp gối.
Bệnh nhân đến mổ được thanh toán BHYT và có cả Bảo hiểm bảo lãnh ( tại BV Nam Sài gòn).
Bác sĩ Quỳnh là chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật dây chằng chéo đầu gối. Tốt nghiệp Đại Học Y Dược TPHCM hệ chính quy. Kinh nghiệm 7 năm làm việc tại các BV lớn với các chuyên gia đầu ngành.
- Chứng chỉ Thay khớp – Nội soi
- Chứng chỉ Tiêm khớp Tiêm gân
- Nguyên Bác sĩ hợp tác tại các BV: Trưng Vương, Nam Sài Gòn, Hồng Đức, An Sinh, PK Hoàn Mỹ, BV Shingmark Đồng Nai
Chi phí phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước chưa có bảo hiểm là vào khoảng 30 tới 40 triệu. Chi phí cụ thể có thể thay đổi tùy vào những cơ sở y tế và bác sĩ thực hiện phẫu thuật khác nhau. Mổ BHYT nếu đúng tuyến thì bệnh nhân sẽ được miễn giảm đến 80% thì trái tuyến bệnh nhân chỉ được miễn giảm 48%. Dao động cho chi phí mổ trung bình ở BV nhà nước và có bảo hiểm khoảng 20-25 triệu.
Xem chi tiết: Chi phí mổ đứt dây chằng chéo trước tại đây [Giá cập nhật 2022]
Mổ dây chằng chéo trước nếu như mổ tại Bệnh viện công thì thời gian nằm từ 1 tuần đến 10 ngày. Vì khi nhập viện phải chờ đợi làm xét nghiệm và lên lịch mổ chương trình. Nếu như lượng bệnh nhân đông thì sẽ đăng ký lần lượt và ưu tiên bệnh nhân nặng trước để mổ trước. Thời gian trung bình từ 1 đến 5 ngày chờ xếp lịch mổ. Sau khi mổ thì thường sẽ nằm lại Bệnh viện 3 đến 5 ngày để theo dõi sau mổ. Vì vậy mà thời gian trung bình từ 1 tuần đến 10 ngày.
Tuy nhiên thì đối với mổ dịch vụ ( mổ yêu cầu) thì thời gian này có thể ngắn hơn. Thời gian chờ xếp lịch ngắn hơn và thời gian lên lịch mổ sẽ nhanh hơn. Chi phí mổ dịch vụ sẽ luôn cao hơn mổ chương trình. Hãy cân nhắc tài chính trước khi đăng ký.
Mổ tại Bệnh viện tư nhân thường sẽ được xếp lịch mổ sớm và phù hợp nhất với thời gian của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể được khám và mổ trong ngày nhưng chi phí thường cao hơn so với Bệnh viện công. Thông thường là xếp lịch nhập viện hôm nay và ngày hôm sau sẽ mổ
Thời gian đầu gối bị sưng đau nhiều nhất là trong 2 đến 3 ngày đầu. Trong vòng 1 tuần đầu sẽ sưng đau nhiều nhất sau đó giảm dần. Và thường trong 2 tuần sẽ hết sưng sau. Nếu sưng nóng đỏ đau vùng khớp gối kéo dài cần chú ý có rỉ mủ ra từ khớp gối hay không? Có sốt không? Hãy giữ liên lạc với Bác sĩ mổ và nhận tư vấn sớm và kịp thời. Vì nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng khớp gối. Một trong các biến chứng của mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bị đứt
Ngay sau khi hết thuốc tê sau mổ. Bệnh nhân nên tập cử động các ngón chân và cổ chân để tưới máu và hồi lưu máu tốt. Chân sẽ ít bị sưng. Bệnh nhân sau 2 – 3 ngày đầu là bớt đau nhiều nên bắt đầu thực hiện tập ngón chân, cổ chân, bàn chân và tập nâng chân đau bằng tay lành và bằng chân lành. Sau đó khi bớt đau thì bắt đầu tự nâng chân lành và tập gập duỗi nhẹ khớp gối, đến khi đau thì ngưng lại.
Vậy nên khoảng 2 đến 3 ngày là có thể đi lại được với sự hỗ trợ từ nạng gỗ. Chống nạng và đi nhón nhẹ từ từ bằng chân không đau rồi đến chân đau.
Biện pháp phòng ngừa đứt dây chằng chéo trước
Tuy đứt dây chằng chéo trước là bệnh dễ điều trị. Nhưng khi bạn mắc phải thì sẽ mất rất nhiều tiền bạc và thời gian. Do đó, chúng tôi khuyến cáo bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa mà DrQuynh đã liệt kệ dưới đây:
- Khởi động thật kỹ trước khi chơi các môn thể thao như: bóng đá, bóng rỗ,…
- Tập các bài tập tăng cường cơ bắp chân, đảm bảo sự cân bằng giữa sức mạnh và cơ chân.
- Tập các bài tập tăng cường sức mạnh vùng hông, xương chậu và bụng dưới.
- Tập thêm các kỹ thuật nhảy, xoay, chuyển hướng và tiếp đất an toàn, hạn chế chấn thương.
- Khi chơi các môn thể thao hạn chế tối đa các trường hợp va chạm mạnh với đối phương
- Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho xương
Trên đây là những thông tin cần thiết mà DrQuynh gửi đến bạn, nếu bạn nghi ngờ hoặc đang bị đứt dây chằng chéo trước. Bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn, hướng dẫn và có phương pháp điều trị phù hợp tránh để lại những hệ quả không mong muốn.
Nguồn bài viết: Bị đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua!
Xem bài viết gốc Bị đứt dây chằng chéo trước TOP10 câu hỏi không nên bỏ qua!
tại đây https://drquynh.com/dut-day-chang-cheo-truoc-10-cau-hoi-khong-nen-bo-qua/
Nhận xét
Đăng nhận xét