Rách Sụn Chêm Đầu Gối Bao Lâu Thì Khỏi ⚡️ Có tự lành không
Sụn chêm là một bộ phận cực kì quan trọng ở khớp gối. Nó nâng đỡ và làm giảm lực truyền của toàn bộ cơ thể xuống 2 chân. Tổn thương rách sụn chêm đầu gối sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển. Dấu hiệu rách sụn chêm khớp gối thường thấy là: đau ở khớp gối khi di chuyển, lục cục trong khớp gối, đau khi gấp duỗi gối… Cùng Bác sĩ Quỳnh tìm hiểu bài viết dưới đây với nội dung chính:
Sụn chêm khớp gối là gì? Sụn chêm có vài trò gì ở khớp gối? | Rách sụn chêm đầu gối bao lâu thì khỏi |
Các phương pháp điều trị sụn chêm bị rách | Sụn chêm rách có tự lành không |
Sụn chêm khớp gối là gì? Sụn chêm có vai trò gì ở khớp gối
Sụn chêm khớp gối là bộ phận giúp giảm áp trọng lực truyền từ toàn bộ cơ thể xuống 2 chân khi đứng và di chuyển. Trọng lực của toàn bộ cơ thể rất lớn nên nếu lực này truyền toàn bộ xuống 2 chân thì ảnh hưởng rất lớn đến chi dưới. Cùng nhìn vào hình ảnh dưới đây để dễ hình dung về vai trò của sụn chêm ở khớp gối là thế nào.
Sụn chêm tiếng anh là menicus bao gồm sụn chêm trong ( medial menicus) và sụn chêm ngoài ( lateral menicus). Chúng giống như bộ phận giảm xóc của khớp gối. Vai trò chính là giảm lực truyền từ đầu dưới xương đùi xuống xương cẳng chân. Mỗi đầu gối có 2 sụn chêm như hình trên. Giải phẫu bình thường của sụn chêm có hình chữ C.
Rách sụn chêm đầu gối bao lâu thì khỏi
Tổn thương sụn chêm bao lâu thì khỏi tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây rách của sụn chêm. Mức độ tổn thương của sụn chêm và cách thức điều trị tổn thương rách đó. Từ đó xác định thời gian cần điều trị là bao lâu.
Rách sụn chêm khớp gối do đâu?
Nguyên nhân thường gặp nhất là do chấn thương đầu gối. Các nguyên nhân ít gặp hơn như do thoái hoá. Đặc điểm ở chấn thương cấp tính thì thường gây rách sụn chêm ngoài hơn là sụn chêm trong. Còn ở người lớn tuổi thì thường rách sụn chêm trong. Ở vị trí sừng sau sụn chêm trong.
Rách do chấn thương thường có liên quan chặt chẽ với đứt dây chằng chằng chéo trước. Rách sụn chêm ngoài thường đi kèm với đứt dây chằng chéo trước
Rách sụn phân loại thành các mức độ nào
Phân loại rách sụn chêm dựa vào:
- Vị trí của vết rách so với khớp gối: ở phía trước, giữa, hay phía sau, hay ở vị trí rễ của sụn chêm.
- Vị trí tại sụn chêm: rách ở vùng đỏ ( 1/3 ngoài sụn chêm, thường có mạch máu nuôi), vùng đỏ – trắng ( 1/3 giữa) hay ở vùng trắng ( vùng vô mạch, 1/3 trong)
- Kích thước vết rách
- Kiểu rách của sụn chêm: đường rách dọc, rách ngang, hay rách chéo, rách tại rễ sụn chêm. Đường rách nằm ngang thường gặp ở người lớn tuổi rách do thoái hoá. Có thể liên quan đến nang sụn chêm. Vết rách dọc thường gặp, và thường liên quan đến tổn thương dây chằng chéo trước. Chỉ sửa chữa nếu vết rách ở ngoại biên. Vết rách chéo có thể gây khoá khớp, bệnh nhân không vận động khớp được.
Vết rách ở rễ là tổn thương nguy hiểm nhất. Có thể phải cắt bỏ toàn phần sụn chêm
Các phương pháp điều trị rách sụn chêm
Điều trị có thể phẫu thuật hoặc không phẫu thuật. Nếu phẫu thuật thì có thể sửa chữa như khâu vết rách hay cắt bỏ sụn chêm. Tuỳ thuộc vào vết rách ở vị trí nào, có rách gần rễ sụn chêm hay không. Triệu chứng của bệnh nhân và nhu cầu đi lại của bệnh nhân.
Triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu gối ở phía bên trong hay bên ngoài. Triệu chứng khoá khớp hay nghe tiếng “bụp”, đặc biệt là khi bệnh nhân ngồi xổm. Triệu chứng khác có thể gặp là sưng khớp gối từng đợt và diễn tiến từ từ.
Rách sụn chêm điều trị không phẫu thuật: thời gian khỏi từ 6-8 tuần
Là lựa chọn đầu tiên cho trường hợp bệnh nhân lớn tuổi rách do thoái hoá. Điều trị bao gồm nghỉ ngơi, dùng thuốc kháng viêm giảm đau và tập vật lí trị liệu. Sau thời gian này bệnh nhân nếu khỏi có thể sinh hoạt lại bình thường. Nếu lâu hơn khoảng thời gian này mà vẫn còn đau thì có thể được cân nhắc phẫu thuật.
Hoặc tình huống bệnh nhân muốn hồi phục sớm vẫn có thể được phẫu thuật ngay. Nhưng ưu tiên bao giờ thì cũng lựa chọn phương pháp ít xâm lấn nhất là theo dõi trong khoảng thời gian này.
Nếu mổ rách sụn chêm thời gian hồi phục sẽ lâu hơn
Phẫu thuật sụn chêm có thể thực hiện bằng cách khâu phần sụn chêm bị rách, hoặc cắt 1 phần sụn chêm hoặc ghép sụn hay cắt toàn bộ sụn chêm.
Đối với các phẫu thuật khâu sụn chêm hay cắt 1 phần sụn chêm bệnh nhân hoàn toàn có thể quay trở lại tập vật lý trị liệu ngay sau mổ. Và có thể lấy lại chức năng hoàn toàn sau 3 tháng.
Phẫu thuật ghép sụn chêm thì có thể khỏi chơi thể thao được sau 6 đến 9 tháng. Tuy nhiên mảnh ghép cần thời gian lâu hơn để lành hoàn toàn từ 8 đến 12 tháng. Để xác định chính xác bao lâu trong khoảng từ 6 đến 9 tháng và bao lâu có thể chơi thể thao thì cần sự theo dõi chặt chẽ bởi Bác sĩ và tái khám thường xuyên.
Bao giờ bệnh nhân cũng cần được theo dõi trong thời gian là 10 năm. Vì các nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân lớn đã cho thấy trong 10 năm có tỉ lệ bệnh nhân vẫn bị đau kéo dài và có những tổn thương thoái hoá khớp gối khi chụp Xquang theo dõi. Để tránh bỏ sót các tổn thương này thì việc theo dõi lâu như vậy là cần thiết.
Đối với bệnh nhân cắt bỏ toàn bộ sụn chêm rách ở các nghiên cứu lớn cho thấy. Tỉ lệ có 20% số bệnh nhân tổn thương khớp đáng kể và có tới 70% có biến đổi thoái hoá khớp trên Xquang sau 3 năm theo dõi.
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi: Rách sụn chêm bao lâu thì khỏi ? BS sẽ rất khó có câu trả lời chính xác cho mọi bệnh nhân. Vì mỗi bệnh nhân có 1 bệnh cảnh khác nhau, mỗi người có một tình trạng khác nhau. Để biết chính xác hãy thông tin tình trạng chi tiết của bạn xuống phía dưới phần bình luận. Bác sĩ sẽ trả lời tất cả các câu hỏi cho bạn. Bạn cần cung cấp các thông tin sau: Bệnh nhân nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, bị chấn thương hay không. Kết quả MRI khớp gối mô tả như thế nào về tình trạng sụn chêm. Các tổn thương đi kèm trong khớp gối như có bị đứt dây chằng chéo trước chéo sau kèm theo hay không. Đã được khám và điều trị ở đâu hay chưa và đã được xử trí gì chưa.
Rách sụn chêm liệu có tự lành được không ? Thời gian lành bao lâu
Sụn chêm rách vẫn có thể tự lành được nếu như tổn thương mức độ nhẹ, đường rách nhỏ. Đặc biệt như trong trường hợp người lớn tuổi đã nói ở trên. Các tổn thương rách thường lành sau khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần.
Tuỳ thuộc vào vị trí sụn chêm bị rách mà biết được nó có dễ lành hay không. Nếu có các vết rách ở vị trí 1/3 trong ( vùng trắng) thì không lành được vì vùng này là vùng không có máu nuôi. Các vùng ở 1/3 ngoài có nhiều mạch máu nuôi thì dễ lành hơn.
Còn đa số với các vết rách sụn chêm mà có tổn thương ở rễ sụn thì cần phải phẫu thuật. Đối với những bệnh nhân này thời gian lành kéo dài hơn. Và phải theo dõi sau mổ có thể lên tới 10 năm sau. Vì kể cả khi sụn chêm lành rồi thì các tổn thương khác như thoái hoá khớp gối mới bắt đầu tiến triển.
Để sụn chêm rách lành tốt thì việc theo dõi và tái khám thường xuyên là cần thiết.
Nguồn bài viết: Rách Sụn Chêm Đầu Gối Bao Lâu Thì Khỏi ⚡️ Có tự lành không
Xem bài viết gốc Rách Sụn Chêm Đầu Gối Bao Lâu Thì Khỏi ⚡️ Có tự lành không
tại đây https://drquynh.com/rach-sun-chem-dau-goi-bao-lau-thi-khoi-co-tu-lanh-khong/
Nhận xét
Đăng nhận xét